Chú thích Kho tàng họ Mạc

  1. Chép theo sách Nàng ái cơ trong chậu úp (tr. 82-84). Sách Sổ tay hành hương kể rằng Mạc Mi Cô lúc mới sinh, đã có mái tóc dài một thước. Mới 3 tuổi răng đã mọc đủ, ăn nói rành rẽ, nhưng xương sống yếu phải nằm một chỗ. Cận thần cho là điềm xấu, nên người đứng đầu họ Mạc đã sai người đem chôn sống cô. Sau, Mạc Mi Cô được phối tự ở bên tả đền thờ họ Mạc, trông ra cổng tam quan. Tục truyền, khi được thờ ở vị trí ấy, những việc quái lạ cứ xảy ra luôn, nên người ta đã cho xây kín cổng bên trái lại cho đến nay. (tr. 367-368)
  2. Từ điển tiếng Việt thông dụng giải thích "sấm là lời dự đoán về sự kiện lớn trong tương lai mang tính chất thần bí" (Nhà xuất bản Giáo dục, 1996, tr. 954)
  3. Nàng ái cơ trong chậu úp, sách đã dẫn ở mục tham khảo, tr. 85-86.
  4. Tuy nhiên, căn cứ dòng chữ ghi kèm theo những đồ dâng cúng ở Đền thờ họ Mạc, thì con cháu của dòng họ này hiện nay vẫn còn, nhưng ở tận Cà Mau.
  5. Văn học Hà Tiên, sách đã dẫn ở mục tham khảo, tr. 144-149.
  6. Sách Sổ tay hành hương đất phương Nam nói phu nhân có tên là Nguyễn Thị Thủ (sách dẫn ở mục tham khảo, tr. 367).Sách nghiên cứu Hà Tiên nói rõ: Năm 1739, quốc vương Chân Lạp Nặc Bồn (hay Nặc Bôn) mang tới đánh Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ điều động binh sĩ chiến đấu suốt ngày đêm. Vợ Mạc Thiên Tứ là Nguyễn Thị Hiếu Túc đốc sức vợ binh lính chuyển khí cụ và lương thực cho binh sĩ...Quân xâm lấn tan, họ Mạc được chúa Nguyễn khen ngợi, đặc cách cử ông làm Đô đốc tướng quân và ban cho áo bào đỏ cùng mũ, đai. Bà vợ ông (Nguyễn Hiếu Túc) cũng được phong làm phu nhân. (Trương Minh Đạt biên soạn, Nhà xuất bản Trẻ, 2008, tr. 177)
  7. Năm 1736, Mạc Thiên Tứ được phong làm Đô đốc trấn Hà Tiên. Đương thời, Hà Tiên dưới quyền cai quản của ông, có lãnh thổ rộng 60.000 km2, phía nam tới Rạch Giá, Bạc Liêu, các quận Bảy XàuCà Mau; phía Tây đến Châu Đốc, Sóc Trăng, Cần Thơ. Và Hà Tiên trở thành hải cảng phồn thịnh, thường xuyên có tàu nước ngoài cập cảng (Sổ tay hành hương đất phương Nam, tr. 363).
  8. Văn học Hà Tiên, sách đã dẫn ở mục tham khảo, tr. 137-141.